Chào mừng bạn đến với diễn đàn nhạc cụ Việt Nam, hãy đăng ký hoặc đăng nhập để thảo luận nhé.

Mới học đàn lần đầu nên làm gì?

Thảo luận trong 'Tư vấn' bắt đầu bởi thiên hiếu Việt Thanh, 23/9/15.

  1. thiên hiếu Việt Thanh

    thiên hiếu Việt Thanh Member

    Tham gia ngày:
    6/6/15
    Học đàn guitar là một sở thích có văn hoá và giúp ích cho bạn nhiều thứ, ví dụ nó giúp cho bạn thư giãn sau những lúc căng thẳng, stress. Nó giúp cho bạn làm quen với nhiều người và giúp bạn phát triển tư duy âm nhạc.

    Nhưng trước khi chơi đàn guitar, có câu hỏi được đặt ra là: Mới học đàn guitar lần đầu nên làm gì? Nên mua loại đàn guitar như thế nào? Tại sao? Rồi khi mua đàn guitar xong, bạn nên bắt đầu như thế nào? Trình tự ra sao? Phải học những lý thuyết âm nhạc ra sao? Ở đâu?

    Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng với Việt Thanh, chúng tôi luôn có những lộ trình và lời khuyên rất xác đáng như sau:


    Chọn mua cây đàn xịn, đừng mua đàn rẻ tiền

    Đàn xịn ở đây tức là:
    Chất lượng tốt, âm thanh chuẩn, bền, thông thường nó cũng đắt.
    Mới đầu cũng nên học bằng đàn cổ điển do dây nylon mềm dễ bấm hơn.

    Bạn có thể cân nhắc đặt làm một cây đàn ở nghệ nhân hoặc lựa chọn những cây đàn ưng ý ở nước ngoài rồi đặt hàng. Nhưng có lẽ không cần thiết phải làm vậy vì hiện các nhà cung cấp đàn ở Việt Nam khá phong phú về chủng loại và chất lượng.


    Học bài bản cả thực hành và lý thuyết

    Hiện nay nhiều nơi chỉ dạy thực hành và theo kiểu truyền tay: Chỉ cần biết hợp âm, đếm nhịp được là bạn cũng có thể được gọi là chơi được đàn theo những hợp âm có sẵn, điều đó chẳng những không dạy được nhanh hơn mà còn khiến học sinh trở thành những người khó phát triển kỹ năng về sau… Nó không giúp bạn chơi đàn phản ứng ngay lập tức được.

    Nếu có thể, hãy tìm những lớp học chất lượng. Nếu bạn chỉ thích đệm hát, hãy nhớ rằng, đệm hát là một hình thức hoà âm, âm thanh giữa giọng hát và cây đàn được hoà vào nhau và tạo ra sự hợp lý của âm nhạc. Để làm được việc này, cơ sở lý thuyết mà bạn không bao giờ được bỏ qua chính là nhạc lý hoà âm cơ bản.

    Kỹ thuật của tay trái và tay phải thì gần như không phải nói nhiều. Nếu sai thế tay cơ bạn, việc phát triển về sau kể cả khi có lý thuyết cũng sẽ dừng lại! Bạn sẻ không thể làm được gì nhiều ngoài việc chỉ đệm quanh quẩn quanh mấy bài hát dễ và quen thuộc.


    Mục tiêu cho từng giai đoạn để luyện tập

    Mỗi một giai đoạn của đàn guitar đều cần tập luyện kỹ càng. Ví dụ bạn vạch ra mục tiêu giai đoạn một là có thể cầm đàn nghe bài nào đệm bài đó (nhạc pop) chẳng hạn. Có vẻ đó là mục tiêu xa vời? Hoàn toàn không phải như vậy…

    Mục tiêu “lớn” đó thực tế chỉ cần hoàn thành trong vòng hơn một tháng nếu tập luyện đúng cách kể cả từ khi bạn chưa biết gì.

    Những khoá học guitar đệm hát ở Hồ Chí Mình của Việt Thanh ghi nhận được, có học sinh chỉ cần khoảng 4 tuần là đã bắt đầu có thể tự nghe và đệm theo những bài hát phổ biến, giai điệu dễ nhớ.

    Mục tiêu rõ ràng có lẽ là một trong số những yếu tố đầu tiên cần làm. Để biết mục tiêu là gì, bạn nên có một hình mẫu rõ ràng: Ví dụ bạn nói tôi thích chơi được giống như người này, hoặc hay hơn người nọ người kia… giáo viên của bạn sẽ có định hướng cho bạn và giúp bạn vạch ra mục tiêu từng giai đoạn. Lúc này, phần còn lại là nỗ lực hoàn thành mục tiêu mà thôi.

    Nếu bạn chưa có giáo viên, có thể lên mạng tìm kiếm và hỏi những người nhiều kinh nghiệm dạy đàn (nhớ rằng, người có nhiều kinh nghiệm dạy đàn khác với người có nhiều kinh nghiệm học đàn hoặc chơi đàn). Họ sẽ sẵn sàng tư vấn cho bạn nên vạch ra mục tiêu như thế nào. Nếu bạn vừa mới bắt đầu tập hoặc mới bắt đầu chơi, hãy nhớ rằng đừng lan man vào chuyện tập như thế nào, chơi ra sao. Điều quan trọng nhất lúc đó là: “mục tiêu như thế nào?”


    Lộ trình học tập và kỷ luật

    Học tập cần có kỷ luật! Và phải tuân thủ theo một lộ trình khoa học. Hai thứ đó luôn đi kèm nhau. Ví dụ bạn đã có mục tiêu, người giảng viên giỏi sẽ có lộ trình chuẩn xác và nói vanh vách được lộ trình cho bạn. Họ sẽ biết được khi bạn học đến đâu rồi sẽ phải tập tiếp cái gì, học lý thuyết phần nào, và khi nào thì đạt để chuyển. Thậm chí họ còn biết với bạn thì khi nào sẽ đạt.

    Kỷ luật là một thứ khó khăn, nhưng kết quả do nó mang lại thì tuyệt vời. Bạn theo kỷ luật, kết quả thu được cũng tuyệt và quy củ vậy.


    Tinh thần là thứ quan trọng

    Ngày nay, học không giống như ngày xưa, cũng không giống như kiểu học kungfu cứ phải luyện công, học đạo trước khi luyện thế võ… Học sinh luôn cần có tinh thần và sự động viên, khen ngợi của người thầy. Người thầy cũng luôn cần có những bài tập khiến cho học sinh nhìn thấy kết quả và biết cách chia nhỏ mục tiêu ra để học sinh “tiêu hoá” hết một cách dễ dàng. Bạn hãy tìm những người thầy biết tạo ra cả yếu tố tinh thần cho cả bạn và cho chính người thầy đó để theo học.

    Nếu bạn chưa có định hướng sau này sẽ chơi đàn ra sao, đừng vội chọn những người thày chỉ chăm chăm vào dạy kỹ thuật (kiểu con nhà võ luyện công), và ép bạn phải hoàn thành thật là nhiều những động tác mà phải tập vài tháng mới xong. Những người thày như vậy thật sự vĩ đại và cần những học sinh cũng vĩ đại, nếu bạn nghĩ rằng sẽ trở thành người chơi đàn vĩ đại, hãy theo họ.

Chia sẻ trang này